Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Đau dưới mang tai và những điều bạn cần biết

Bạn đang gặp phải tình trạng đau dưới mang tai, há miệng, cử động khi nói chuyện hoặc nuốt nước bọt cũng thấy đau. Vậy đây là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và phải chữa trị thế nào? Hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây để nắm rõ hơn nhé.

1. Đau dưới mang tai do đâu?

Vùng dưới mang tai là vị trí khớp nối thái dương hàm của xương hàm dưới với xương sọ. Bị đau dưới mang tai và xung quanh vị trí mang tai khi bạn há miệng, cử động xương hàm, cười lớn hoặc ăn nhai, rất có thể bạn đã bị viêm khớp thái xương hàm.
Đau dưới mang tai là bệnh gì? Phải chữa trị thế nào? 1Đau dưới mang tai ảnh hưởng tới sức khỏe, ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày
Tình trạng khớp xương hàm bị trật khỏi ổ đĩa nối giữa xương hàm với xương sọ gây viêm đau dưới mang tai. Có nhiều nguyên nhân gây đau dưới mang tai khác nhau, có thể kể tới như:
- Bị tác động lực mạnh vào vùng mang tai, hàm mặt như va đập, té ngã…
- Thói quen ngáp miệng quá rộng, ăn nhai quá mạnh có thể dẫn tới tình trạng trật khớp thái dương hàm.
- Đau dưới mang tai do gặp vấn đề về răng miệng như mọc răng khôn, sai lệch khớp cắn như răng mọc lệch, khấp khểnh, răng hô vẩu móm…
- Một số nguyên nhân khác như mắc phải bệnh lý cơ thể như viêm họng, viêm tai, quai bị, nổi hạch… cũng gây đau dưới mang tai.

2. Điều trị đau dưới mang tai thế nào hiệu quả?

Trước hết, bạn cần xác định được nguyên nhân gây đau dưới mang tai do đâu, có phải do chấn thương, mắc bệnh lý cơ thể hay vấn đề liên quan tới răng, hàm. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, khi đó bạn sẽ có cơ sở để tìm tới bác sỹ thăm khám và điều trị cho phù hợp.
Đau dưới mang tai là bệnh gì? Phải chữa trị thế nào? 2Thăm khám để xác định nguyên nhân gây đau dưới mang tai do đau
Đau dưới mang tai do mắc bệnh lý cơ thể: Bạn cần tới cơ sở y tế để thăm khám, chữa trị. Đặc biệt lưu ý với các trường hợp đau dưới mang tai do nổi hạch, quai bị, nên thăm khám sớm để tránh những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đau dưới mang tai do chấn thương, thói quen sinh hoạt: Khá nhiều người gặp phải tình trạng đau dưới mang tai do va đập hoặc thói quen ngáp quá rộng miệng, ăn nhai mạnh làm trật khớp thái dương. Thông thường, các trường hợp này, tình trạng đau nhức sẽ dần thuyên giảm sau vài ngày.
Bạn nên hạn chế vận động vùng hàm dưới, ăn nhai nhẹ nhàng, ăn thực phẩm mềm, ít dai cứng để tránh phải dùng lực nhai gây đau nhức nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm để giúp tình trạng viêm nhiễm mau cải thiện.
Còn trường hợp va đập, chấn thương mạnh do tai nạn hoặc đau nhức nhiều không thuyên giảm, thậm chí đau dưới mang tai nhiều hơn, bạn nên tới bác sỹ để thăm khám, chụp phim kiểm tra cụ thể.
Đau dưới mang tai là bệnh gì? Phải chữa trị thế nào? 3Khớp thái dương hàm bị trật, viêm gây đau nhức dưới mang tai
Đau dưới mang tai do răng, hàm: Có rất nhiều trường hợp đau dưới mang tai do vấn đề về răng miệng như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và sai lệch khớp cắn do răng mọc lệch lạc.
Với các trường hợp này, để điều trị đau dưới mang tai sẽ cần can thiệp vào răng hàm. Nếu đau dưới mang tai do mọc răng khôn, nhổ răng khôn là giải pháp hữu hiệu để chấm dứt tình trạng đau nhức và tránh các biến chứng xấu do răng khôn gây ra.
Can thiệp bằng các kỹ thuật nha khoa để giúp chữa trị đau dưới mang tai
Còn nếu đau dưới mang tai do răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn khiến việc ăn nhai khó khăn, bác sỹ sẽ thực hiện niềng răng chỉnh nha để giúp đưa các răng về đúng vị trí trên cung hàm, khớp cắn cân đối, ăn nhai tốt hơn, lực nhai đều cả hai hàm giúp hết tình trạng viêm khớp thái dương, không còn đau nhức mà hàm răng đều đẹp thẩm mỹ hơn.
Một vài trường hợp nếu đau khớp thái dương do khớp thái dương bị lệch, các biện pháp khác không khắc phục được, khi đó có thể phải can thiệp phẫu thuật để giúp điều chỉnh khớp thái dương.

Hy vọng, với thông tin trên đây sẽ giúp giải đáp tới bạn về vấn đề đau dưới mang tai. Để có thông tin chính xác nhất với trường hợp của mình, bạn nên tới nha khoa thăm khám, kiểm tra để xác định sớm nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp nhé.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét